File thiết kế kỹ thuật là gì? Các định dạng file thiết kế kỹ thuật phổ biến hiện nay là gì?

Mục lục

File thiết kế kỹ thuật là gì? Các định dạng file thiết kế kỹ thuật phổ biến hiện nay là gì?

File thiết kế kỹ thuật hiện đang đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực xử lý hình ảnh, thiết kế đồ họa. Những tài liệu này không chỉ là bản vẽ mà còn là sự sáng tạo giúp các designer chuyển đổi ý tưởng thành hiện thực. Hiện nay có rất nhiều định dạng file thiết kế khác nhau, điều này gây ra những khó khăn cho những người mới vào nghề khi chưa phân biệt được cách sử dụng của các định dạng đó. 

Trong bài viết này hãy cùng quadua tìm hiểu về file thiết kế kỹ thuật và những định dạng file thiết kế kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay có gì đặc biệt nhé! 

File thiết kế kỹ thuật là gì?

File thiết kế kỹ thuật là một thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực thiết kế và kỹ thuật để mô tả tập tin chứa thông tin liên quan đến quá trình thiết kế sản phẩm. Đây là một tập tin chứa thông tin chi tiết về kích thước, hình dạng, vật liệu và các yếu tố khác liên quan đến sản phẩm hoặc dự án kỹ thuật. 

File thiết kế kỹ thuật có thể bao gồm các bản vẽ kỹ thuật, mô hình 3D, bảng mô tả vật liệu, bảng kích thước, thông số kỹ thuật và các thông tin khác cần thiết để sản xuất hoặc xây dựng sản phẩm. Các loại file này thường được chia sẻ giữa các thành viên trong đội ngũ thiết kế, kỹ thuật và sản xuất để đảm bảo mọi người đều hiểu rõ yêu cầu và đặc điểm của sản phẩm nhằm đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng. 

Các định dạng file thiết kế kỹ thuật phổ biến hiện nay 

Các định dạng của file thiết kế kỹ thuật thường đa dạng và tùy thuộc vào phần mềm, công cụ thiết kế được sử dụng. Dưới đây là một số định dạng phổ biến:

Định dạng STL 

STL là một trong những định dạng phổ biến trong ngành công nghiệp in 3D và CAD. Định dạng này sẽ mô tả hình học không gian ba chiều bằng cách mô tả hình dạng bề mặt bằng các hình tam giác. 

Định dạng STL không chỉ hỗ trợ quá trình in 3D mà còn được sử dụng trong các ứng dụng mô phỏng và phân tích, làm nền tảng cho sự phát triển và chia sẻ linh hoạt trong cộng đồng thiết kế, sản xuất. Để tạo ra một tệp STL, có thể sử dụng một số phần mềm như AutoCAD, SolidWorks, Blender… 

Định dạng DWG 

DWG (Drawing) là một định dạng phổ biến trong lĩnh vực thiết kế kỹ thuật đặc biệt là trong hệ thống AutoCAD. Tệp DWG chứa thông tin chi tiết về bản vẽ kỹ thuật bao gồm kích thước, hình dạng, đối tượng và các yếu tố khác liên quan đến thiết kế. 

Định dạng này sẽ hỗ trợ nhiều loại đối tượng khác nhau, từ đường thẳng và hình tròn đến đối tượng phức tạp như khối và mô hình 3D làm cho nó phong phú và linh hoạt. Mặc dù DWG chủ yếu liên quan đến AutoCAD nhưng cũng có khả năng tương thích với một số phần mềm CAD khác giúp dễ dàng chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống. 

Định dạng PDF 

PDF (Portable Document Format) là một định dạng được thiết kế để chia sẻ tài liệu một cách dễ dàng. Định dạng PDF sẽ không phụ thuộc vào hệ điều hành hoặc ứng dụng nào, điều này đồng nghĩa với việc bảo vệ cấu trúc và định dạng của tài liệu khi chia sẻ. PDF có thể chứa nhiều loại nội dung bao gồm văn bản, hình ảnh, biểu đồ và đặc biệt là những liên kết, trình duyệt. 

Định dạng DXF 

DXF (Drawing Exchange Format) là một định dạng tệp của file thiết kế kỹ thuật được liên kết chặt chẽ với AutoCAD và được thiết kế để trao đổi dữ liệu vẽ giữa các ứng dụng CAD khác nhau. 

Một trong những điểm mạnh của DXF là khả năng bảo toàn cấu trúc đối tượng của các bản vẽ, điều này giúp duy trì tính nhất quán của dữ liệu. Định dạng này hỗ trợ nhiều loại đối tượng, từ đường thẳng và hình tròn đến các đội tượng phức tạp như mô hình 3D. 

Định dạng Inventor (IPT, IAM)

Định dạng của Autodesk Inventor, một ứng dụng CAD 3D bao gồm IPT (Individual Part) và IAM (Assembly). Tệp IPT được sử dụng để lưu trữ thông tin về các bản vẽ và mô hình riêng lẻ của các thành phần trong mô hình 3D. Mỗi tệp IPT thường tập trung vào một phần cụ thể của sản phẩm, đảm bảo rằng mọi chi tiết đều được mô tả chính xác. 

Ngược lại, tệp IAM sẽ được sử dụng để tổ chức và quản lý mô hình lắp ráp. IAM chứa thông tin về cách các phần IPT kết hợp với nhau để tạo thành một sản phẩm hoặc mô hình tổng thể. Cả hai định dạng IPT và IAM đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế và quản lý mô hình 3D, mang lại tính linh hoạt và hiệu quả trong việc phát triển sản phẩm. 

Kết luận 

Trên đây là thông tin về những định dạng phổ biến trong file thiết kế kỹ thuật hiện nay. Mỗi định dạng đều sẽ có những ưu điểm khác nhau và tùy thuộc vào nhu cầu mỗi người mà sẽ chọn loại định dạng phổ biến. Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về file thiết kế kỹ thuật và các định dạng của nó. 

Back